Người lớn thường có xu hướng xem nghĩ các triệu chứng dị ứng da như mẩn đỏ, ngứa thường “sớm đến thì cũng chóng đi”, nhưng chỉ đến khi bệnh mãi không “chịu đi” người bệnh mới thực sự quan tâm đến vấn đề mình đang gặp phải.
6 dấu hiệu cơ bản nhận biết bạn bị dị ứng da
- Da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, tập trung ở một vài vị trí, nặng hơn lan rộng thành từng mảng trên cơ thể
- Vùng da mẩn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
- Triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
- Trường hợp nặng hơn dị ứng da kéo theo ngạt mũi, hắt hơi, khó thở
Truy tìm nguyên nhân
Có 2 nhóm nguyên nhân chính: từ môi trường bên ngoài và do cơ địa. Việc trong gia đình có người thân, ruột thịt có tiền sử mắc các chứng bệnh dị ứng da thì nguy cơ bạn bị dị ứng da là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như dị ứng với các thành phần của thuốc hay các loại hoá mỹ phẩm thông thường như dầu gội, phấn son, nước hoa… hoặc những tác nhân từ môi trường như thay đổi thời tiết, ẩm ướt, khói bụi… đều là một trong khả năng khiến bạn bị dị ứng da.
Tiềm ẩn nguy cơ
Không chỉ là bệnh thông thường, dị ứng da có thể là một trong số những dấu hiệu ban đầu của các bệnh sau:
- Nổi mầy đay, vảy nến, viêm da dị ứng
- Viêm da do ký sinh trùng, côn trùng độc cắn
- Suy gan, thận do chức năng đào thải suy giảm, chất động không được đào thải ra ngoiaf và gây ra tình trạng mẩn ngứa
Điều trị bệnh ra sao?
Việc thiếu kiến thức trong cách điều trị bệnh dị ứng da không chỉ làm mất thời gian, bệnh mãi không khỏi, nếu kéo dài thậm chí tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, hậu qủa cũng khó lường hơn.
- Tuyệt đối không gãi: hãy nhớ, việc vết thường bị trầy xước, chảy máu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng, vết thương lâu khỏi và tình trạng viêm nặng nề
- Vệ sinh sạch sẽ: cơn ngứa sẽ khiến bạn khó chịu gấp đôi nếu việc về sinh thân thể không được diễn ra thường xuyên. Quan niệm “kiêng nước” áp dụng cho trường hợp này là hoàn toàn sai cách.
- Trong thời gian dị ứng da, không nên dùng các loại hoá mỹ phẩm để phòng ngừa việc kích ứng da. Đặc biệt, người bệnh không nên ngâm mình quá lâu trong nước ấm, bởi nước ấm sẽ khiến da bạn khô nhanh hơn, cơn ngứa sẽ trở lại nhanh chóng hơn
- Mẹo nhỏ giúp bạn đỡ ngứa: dùng khăn lạnh đắp lên chỗ ngứa sẽ giúp cơn ngứa của bạn thuyên giảm, mặc những loại quần áo mềm mại, thoải mái nhưng cũng đừng quên thường xuyên giặt giũ và tách riêng quần áo của mình với những người xung quanh nhé.
- Những loại rau quả như bí xanh, đậu xanh, cam hỗ trợ rất tốt cho việc thanh lọc cho cơ thể. Kêt hợp với việc uống nhiều nước sẽ khiến cho các chất độc hại được đào thải nhanh hơn. Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp bạn bổ sung thêm và tăng cường sức đề kháng.
- Vậy nên sử dụng loại thuốc gì, dùng trong bao lâu và dùng như thế nào? Với các loại thuốc làm giảm triệu chứng nhưng vẫn trong vùng “an toàn” khi sử dụng tại nhà, nhóm thuốc kháng Histamin làm giảm triệu chứng dị ứng mẩn ngứa dạng thuốc uống. Với Cetirizin-ratiopharm® không chỉ hỗ trợ làm giảm viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mà còn hỗ trợ điều trị nổi mày đay, các triệu chứng bỏng rát của mặt, mắt.Được sản xuất từ một trong những tập đoàn dược hàng đầu của Đức, đặc biệt khác với những dòng khác, Cetirizin-ratiopharm® không hề gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, được cấp chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ.
Một trong những yếu tố kiên quyết, kiểm tra tại các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ. Hy vọng rằng những phương pháp điều trị dị ứng da mà chúng tôi đã đề cập ở trên có thể giúp các bạn có lộ trình đúng đắn hơn khi đối mặt với chứng bệnh “tường trị dễ mà lại khó” này.