Tâm sự của 9/10 phụ huynh mệt mỏi, không yên tâm khi có con quấy khóc thời kỳ bị sâu răng. Có nhiều cách để có thể làm giảm triệu chứng đau ở trẻ bằng những phương pháp điều trị tại nhà, bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
Các triệu chứng đau răng thường xuất hiện khi trẻ vệ sinh răng miệng không cẩn thận, đôi khi cũng có trường hợp do ảnh hưởng của gen di truyền. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, dấu hiệu đau răng cũng có thể đến từ việc phản vệ của những bệnh lý khác của cơ thể, thường được gọi là đau quy chiếu hoặc là đau lây lan. Điển hình, trẻ bị đau tai cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc đau răng.
Triệu chứng thường gặp
Trẻ có thể cảm nhận triệu chứng đau rõ rệt khi có tác động trực tiếp đến răng như nhai, cắn hoặc việc tiếp xúc với các thức ăn nóng, lạnh. Phụ huynh cũng cần xác định rõ, nếu cơn đau kéo dài và ở mức độ buốt, nhức sau khi tiếp xúc với những tác nhân trên, điều đó chứng tỏ răng trẻ đang thực sự gặp vấn đề nghiêm trọng, và khả năng viêm, sưng cao. Một vài trường hợp, cơn đau lan rộng sang vùng má, hàm mặt, tai. Lúc này ngoài việc giảm đau cho trẻ bằng việc điều trị thuốc thông thường, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chẩn đoán và đưa lộ trình điều trị thích hợp
Một số biểu hiện mà trẻ cần lưu tâm:
- Đau khi nhai
- Răng nhạy cảm với những thức ăn nóng, lạnh
- Phát hiện chảy máu ở nướu hoặc tiết dịch xung quanh răng
- Hàm, má, lợi có biểu hiện sưng
- Có tổn thương ở vùng xung quanh răng
- Một vài bệnh lý hoàn toàn có thể dẫn gây nhầm lẫn là sâu răng như viêm xoang, đau tai, những bệnh liên quan đến hàm, khớp ở vùng thái dương.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ bị sâu răng
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ bị đau răng:
- Trẻ bị đau tai
- Chấn thương ở vùng hàm hoặc khoang miệng
- Viêm xoang
- Thức ăn còn sót lại trong kẽ răng
- Những bệnh liên quan đến dây thần kinh vùng đầu
Để chẩn đoán một cách chính xác việc trẻ đau răng do nguyên nhân gì, sưng vùng nào nếu cần thiết phải tiến hành chụp chiếu cần thiết nếu tình trạng bệnh biến chứng ở mức độ trầm trọng.
Điều trị tại nhà như thế nào?
Sử dụng nước muối
Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch và súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng, giảm đau do viêm răng gây ra. Các thành phần tự nhiên có trong muối sẽ phần nào giảm nhiễm trùng, giảm đau nhức, viêm từ những khu vực răng sâu.
Nước chanh giảm đau
Dùng nước chanh tươi, nhỏ vào phần răng của trẻ bị sưng, để hạn chế và xoa dịu cảm giác nhức, đau cũng như có tác dụng sát trùng nhẹ. Các chất axit tự nhiên trong nước chanh có khả năng ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn răng miệng.
Ngoài những biện pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau như thuốc giảm đau cho trẻ em - Ibuflam Kindersaft 2%. Đây là một trong những loại thuốc được các bác sĩ Đức kê đơn khi điều trị giảm các cơn đau răng, đau họng và có tác dụng hạ sốt cho bé. Là loại thuốc giảm đau dành riêng cho trẻ nên Ibuflam Kindersaft được điều chế thành dạng siro với các vị trái cây thơm khiến trẻ không còn cảm thấy sợ uống thuốc.
Trên đây là một vài phương pháp giảm đau răng do sâu cho trẻ nhỏ mà phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà, việc này không nhưng giảm đau, kháng viêm mà cha mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được đưa đến gặp nha sĩ nhanh chóng để kịp thời điều trị, ngăn cho tình trạng viêm nhiễm, sưng trở nên tồi tệ hơn. Một số trường hợp viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn sâu gây áp xe răng. Đối với những trẻ bị nhiễm trùng răng sữa, quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ có thể bị ảnh hưởng, gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.
Với những thông tin trên, hy vọng các bậc phụ huynh có thể yên tâm hơn trong việc tìm kiếm phương pháp giảm đau ở trẻ hiệu quả, an toàn tại nhà.