Việc thời tiết ở giai đoạn giao mùa như thời gian gần đây, đặc biệt là thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cho không ít phụ huynh lo lắng khi con em mình xuất hiện những triệu chứng ngứa, mẩn đỏ ở da, thậm chí nặng hơn là phát ban, nổi mày đay. Vậy với những tình huống như vậy, chúng ta nhận biết dị ứng thời tiết và những bệnh khác như thế nào?
Vì sao trẻ bị dị ứng thời tiết?
Không khí lạnh đột ngột: Do da tiếp xúc với việc thay đổi thời tiết một cách đột ngột, gây rối laonj hệ miễn nhiễm trong cơ thể, điều này dẫn đến việc, khoảng thời gian giao mùa thường là lúc bệnh phát triển nhanh nhất.
Độ ẩm cao: ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển, khôntg chỉ ngoài trời mà còn ở trong nhà, do đó mà nguy cơ gây dị ứng tăng cao
Thời tiết khô hanh: môi trường mà trẻ tiếp xúc thường ngày chứa rất nhiều các loại bụi mốc, phấn hoa, lông động vật, với điều kiện khô hanh, kèm theo gió, những tác nhân trên dễ dàng tiếp xúc làm da trẻ ngứa ngáy, mẩn đỏ, hình thành dị ứng
Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Trước sự tác động trên của thời tiết, hệ miễn dịch của cơ thể có những phản ứng nhất định. Tuy nhiên với trẻ, khi các hệ thống này chưa thực sự hoàn thiện, việc dị ứng với nhiệt độ, độ ẩm là chuyện khó tránh khỏi. Nếu trẻ có những biểu hiện sau, rất có thể con bạn đang bị dị ứng thời tiết
- Da nổi mẩn đỏ, ngứa: đây là triệu chứng dễ nhận thấy, tình trạng ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn, càng gãi sẽ càng ngứa. Nhiều trường hợp, trẻ tự ý làm trầy xước da, chảy máu để đỡ ngứa mà không hết.
- Đặc điểm vết mẩn: thường là những đốm tròn, có khi dạng vệt dài do gãi hoặc hình ovan, màu sắc hồng nhạt, mức độ nặng thường là màu đỏ tía, có sưng.
- Vùng da nổi mẩn: với dị ứng thời tiết, vết mẩn xuất hiện đôi khi tập trung ở một vùng, có khi nhiều vùng da nhưng có khi lại chỉ một vài chỗ.4. Đặc biệt lưu ý, trường hợp nguy hiểm của dị ứng thời tiết là trẻ nổi mề đay ở vùng mặt, mắt và môi, kèm triệu chứng khó thở, huyết áp xuống thấp và đột ngột, khi này cần được nhanh chóng cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất
Điều trị dị ứng thời tiết ra sao?
Với trẻ nhỏ, để điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết không phải là chuyện đơn giản, đối với nhiều trẻ, ngứa ngáy do thời tiết chỉ có thể trị liệu theo đợt mà không thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tránh để tình trạng trầy xước da làm da tổn thương, nhiễm trùng dẫn đến viêm da nặng hơn.
Khi “phòng bệnh” tốt hơn “chữa bệnh”
- Chủ động phòng ngừa khi thời tiết thay đổi: tránh để trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, đặc biệt ở mặt, tai, tay, chân.
- Môi trường sống: đối với những nơi trẻ thường xuyên vui chơi, học tập, cần tránh trang trí cây cảnh, hoa, tránh để trẻ tiếp xúc với vật nuôi. Với chế độ dinh dưỡng cần điều chỉnh, tránh những thức ăn như tôm, cua, hải sản, vì đây là những thức ăn dễ gây dị ứng.
3. Đối phó với dị ứng: điều này khiến các phụ huynh vô cùng trăn trở vì không biết nên cho trẻ sử dụng loại thuốc gì, dùng trong bao lâu và dùng như thế nào. Điều này cần được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn, vì không phải loại thuốc nào trẻ cũng dùng được, đặc biệt là với kháng sinh. Thường sẽ chia thuốc thành 2 nhóm chính là thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Bạn có thể tham khảo nhóm thuốc kháng Histamin làm giảm triệu chứng dị ứng mẩn ngứa. Với trẻ trên 2 tuổi, Cetirizin-ratiopharm® không chỉ hỗ trợ làm giảm viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mà còn hỗ trợ điều trị nổi mày đay, các triệu chứng bỏng rát của mặt, mắt.
Được sản xuất từ một trong những tập đoàn dược hàng đầu của Đức, chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết của Cetirizin-ratiopharm® là biện pháp mang tính chất giảm triệu chứng không phải điều trị dứt điểm, bởi dị ứng thời tiết là bệnh đặc thù, rất dễ tái phát nếu gặp các tác nhân cũ.